Truy cập hiện tại

Đang có 26 khách và không thành viên đang online

Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người

(TUAG)- Sáng ngày 11/12/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giáo dục quyền con người tới các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì. Cùng dự và chủ trì Hội nghị: GS. TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.v.v…


Tại điểm cầu  tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy tham cùng lãnh đạo các sở ngành có liên quan.

Hội nghị diễn ra đúng vào thời điểm Việt Nam cùng các nước trên thế giới kỷ niệm 76 năm ngày Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (10/12/1948-10/12/2024) và hưởng ứng giai đoạn thứ 5 của Chương trình giáo dục quyền con người do Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 19/8/2024.

Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá kết quả và hạn chế trong việc thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục. Việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân đánh dấu bước ngoặt không chỉ thay đổi về nhận thức mà còn bằng hành động thực tiễn nhằm thúc đẩy tôn trọng và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Nghe báo cáo Công tác thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (2017-2024) và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 do đại diện Lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trình bày; ý kiến phát biểu của các bộ, ngành và địa phương về công tác thực hiện Đề án, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất.


Kết quả của Hội nghị là căn cứ quan trọng để có cơ sở trình Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị về giáo dục quyền con người trong tình hình mới vào năm 2025 và xây dựng Đề án cho giai đoạn tiếp theo khi Đề án kết thúc vào năm 2025.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng các bộ, ngành tổ chức hội nghị này; cho rằng, hội nghị diễn ra đúng ngày Nhân quyền Thế giới, gửi đi thông điệp giáo dục quyền con người của đất nước ta tới thế giới. Công tác nhân quyền của Việt Nam được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, với trách nhiệm, không phải hình thức, bằng các việc làm cụ thể, từ các cơ chế chính sách, nhất là chính sách an sinh xã hội. Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã nói về nhân quyền. Đây là điều xuyên suốt, nhất quán. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ đã đề cập quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc và không ai có thể xâm phạm được. Từ đó đến nay, Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đều đề cập vấn đề này.v.v…

Thủ tướng tin tưởng, với sự đoàn kết thống nhất, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân ta, công tác bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp, góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh của dân tộc./.

Huỳnh Lộc
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40290588